UBND HUYỆN TỨ KỲ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 1,895,850 (Hôm nay: 86 online: 04) Toàn huyện: 189,996,745 (Hôm nay: 264 online: 441) Đăng nhập
  1. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

        Trong thực tế, phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa khoá mở ra kho tàng văn hoá trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn Luyện  từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hoá, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập.  Xuất phát từ những yêu cầu rèn luyện kĩ năng luyện từ, đặt câu cho học sinh tiểu học, rèn cho các em một số phẩm chất như : óc thẩm mĩ, tính kỷ luật, đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt biểu thị tình cảm tốt đẹp trong việc học và hiểu phân môn Luyện từ và câu. Ở lớp 2, học sinh mới được làm quen với từ, câu, cách đặt câu, các kiểu câu….Khi giảng dạy cho các em về các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, cho thấy các em dễ bị nhầm lẫn ở hai kiểu câu Ai làm gì ?Ai thế nào?. Vì các em mới được làm quen với câu và từ, việc nói và viết thành câu theo mẫu, và xác định câu theo mẫu câu nào quả là một việc khó và các em có bị nhầm lẫn cũng là một điều khó có thể tránh khỏi. Một vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để  giúp học sinh  học tốt các kiểu câu.  Xuất phát từ thực tế đó, tổ 2+3  tiến hành nghiên cứu và thực hiện chuyên đề:  “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2.”

       B.  MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ

             Thực hiện chuyên đề nhằm mục đích giúp giáo viên nắm được nội dung, yêu cầu cần đạt về các dạng bài tập về  các kiểu câu trong phân môn LT& C lớp 2. Đề xuất một số biện pháp, khắc phục được những hạn chế trong dạy – học các bài tập về kiểu câu cho HS lớp 2; nhằm phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Qua đó góp phần rèn kĩ năng sử dụng câu theo các kiểu câu cho học sinh.

   

C.  NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

I. Mục tiêu và nội dung dạy học các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu  lớp 2:

   1. Mục tiêu của việc dạy học các kiểu câu trong phân môn luyện từ và câu lớp 2:

        a. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về từ, câu. Các mẫu câu cơ bản Ai  là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào?

b.   Hình   thành  và   rèn   luyện   các   kĩ   năng   thực   hành   tìm   từ,   đặt   câu. Nhận biết các mẫu câu cơ bản, xác định các bộ phận câu, so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu câu đã được cung cấp.

c. HS biết vận dụng kiến thức vào thực hành trong học tập, đồng thời HS biết vận dụng vào trong giao tiếp hằng ngày.

Luyện từ và câu cơ bản giúp củng cố kiến thức, rèn kĩ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho HS không những trong môn Tiếng Việt mà còn trong tất cả các môn học khác. Đối với học sinh lớp 2,  môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu tuy có cung cấp những kiến thức khá đơn giản. Song để học sinh đọc, hiểu và vận dụng thực hành trong giao tiếp thì không phải là đơn giản.

2. Nội dung dạy học các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu  lớp 2:

Nội dung dạy học về các kiểu câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, tất cả có 8 tiết học khoảng 1/5 tổng số thời gian của phân môn Luyện từ và câu và 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt.

Các kiểu câu được dạy ở học kì I. Có thể thống kê nội dung dạy học về các kiểu câu cụ thể như sau:

Tuần

Tên bài

Nội dung cần đạt về kiểu câu

3

  Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?

- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?( BT3)

5

Tên riêng. Câu kiểu Ai là gì?

- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? ?( BT3)

6

Câu kiểu Ai là gì? Từ ngữ về đồ dùng học tập

- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định

( BT1)

13

Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?

 

Tìm được bộ phận trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì? ( BT 2); biết chọn các từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiểu Ai là gì? ( BT3)

14

Từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?

Biết chọn các từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiểu Ai làm gì? ( BT2)

15

Từ chỉ đặc điểm Câu kiểu Ai thế nào?

Biết chọn các từ  đặt thành câu  Ai thế nào ? ( BT3)

16

Từ nhữ về vật nuôi.  Câu kiểu Ai thế nào?

Biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ? ( BT2)

17

Từ nhữ về vật nuôi.  Câu kiểu Ai thế nào?

Bước đầu thêm được hình ảnh so sánh để tạo thành câu Ai thế nào? ( BT2)

II.Thực trạng dạy - học các kiểu câu trong phân môn LT&C lớp  2

1. Về phía Giáo viên:

        - Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt là giảng dạy ở khối lớp 2, cho thấy một số giáo viên còn trăn trở; đôi khi còn thực sự lúng túng khi dạy cho HS phân biệt các kiểu câu.

        -  Khi dạy mỗi phần câu GV chưa khai thác triệt để việc hướng dẫn HS phân tích, nhận diện mẫu câu và mỗi bộ phận câu.

        - GV hướng dẫn HS đặt câu thường chỉ tập trung vào việc giúp các em đặt được câu đúng mẫu mà chưa chú ý đến việc xác định các đặc điểm nổi bật , khác biệt của mỗi câu. Chưa coi trọng việc so sánh các mẫu câu đã học với mẫu câu mới.

     - GV  nắm kiến thức về Tiếng Việt nói chung và kiến thức về phân môn Luyện từ và câu nói riêng chưa sâu, chưa có phương pháp phù hợp, hiệu quả để rèn cho HS kĩ năng tìm từ, đặt câu, xác định bộ phận câu và mẫu câu.

2. Về phía HS:

   - HS còn nhiều em lúng túng chưa nắm được mẫu câu, các bộ phận câu.

 - HS còn một số em chưa biết viết câu, chưa biết cấu tạo mỗi câu gồm mấy bộ phận,  cách viết câu đúng ngữ pháp.

    - HS còn lúng túng khi xác định các bộ phận câu.

   - HS chưa nắm được cấu tạo bộ phận thứ hai của câu.

III. Các biện pháp  giúp HS học tốt các kiểu câu trong phân môn LT& C lớp 2:

  1. Nắm chắc các bước dạy học dạng bài tập về kiểu câu:

      Với phân môn Luyện từ và câu, các bài tập về kiểu câu “Ai là gì?”, “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” có vai trò rất quan trọng, vì đó là những kiểu câu cơ bản nhất; đặc biệt kiểu câu “Ai làm gì?” được sử dụng thường xuyên, có thể xuất hiện trong bất cứ văn bản nào, trong bất cứ cuộc giao tiếp đối thoại nào, nhất là trong các bài văn tả cảnh sinh hoạt.

Dưới đây là những lưu ý quan trọng và phương pháp hiệu quả để dạy tốt loại câu này.

Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập

       GV cho HS đọc thành tiếng toàn bộ bài tập. Các em khác vừa nghe vừa nhìn vào bài tập trong sách giáo khoa. Nhằm giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, GV có thể sử dụng lệnh và câu hỏi. GV cũng có thể giúp HS nắm yêu cầu bài tập bằng lời giải thích.

Bước 2: Hướng dẫn HS giải một phần bài tập để làm mẫu

      Ở bước này, GV có thể gọi một học sinh đứng tại chỗ hoặc lên bảng để giải một phần của bài tập, sau đó phân tích để các em còn lại hiểu và nắm chắc yêu cầu cách làm bài. Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý bằng câu hỏi.

Bước 3: HS làm bài tập vào vở, nháp hoặc bảng con

        HS thực hiện các nhiệm vụ của mình theo yêu cầu đề ra. Ở bước này, HS phải tự giác, tích cực, chủ động làm bài tập. Phương pháp chính trong bước này là thảo luận nhóm theo bàn, theo tổ... rồi viết câu trả lời ra giấy và đọc kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sữa chữa. GV tổng kết rồi lựa chọn bài làm chính xác nhất.

Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về bài làm, rút ra những điểm cần ghi nhớ khi áp dụng làm các bài tập dạng này

      Bước này nhằm giúp HS có kĩ năng ghi nhớ các cách làm bài dạng này tốt hơn. Khi thực hiện, GV định hướng cho HS nội dung cần nhận xét: Đã thực hiện đúng yêu cầu bài tập chưa? Bài đã làm có đúng không? GV hướng dẫn HS điều chỉnh, sữa chữa từng trường hợp để tìm ra những bài làm đúng nhất. Từ đó, rút ra những kiến thức cần ghi nhớ.

Cách thực hiện bước này là tuỳ thuộc vào nội dung bài GV có thể dùng câu hỏi để HS rút ra kết luận hoặc GV có thể thông báo những nội dung cần ghi nhớ.

Thông qua quá trình HS thực hiện yêu cầu bài tập và nhận xét, đánh giá kết quả của nhau, GV gợi ý để HS rút ra những điều cần ghi nhớ khi rèn luyện kĩ năng vẽ hình phân tích bài tập. Như vậy, đối với dạng bài tập này, SGK đã cung cấp sẵn nội dung kiến thức qua các bài tập. HS chỉ cần xác định đúng yêu cầu của đề bài và thực hiện theo yêu cầu.

Ví dụ:

    Bài tập : Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?

     Với bài này phạm vi làm bài tập được mở rộng hơn không bắt buộc câu đó phải miêu tả hoạt động hay trạng thái của con người, vật, đồ vật hay cây cối nên học sinh có thể làm tự do chỉ cần, hợp nghĩa, đảm bảo cấu trúc câu Ai làm gì?

    Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học, các căn cứ đã được cung cấp để thảo luận nhóm và làm bài.

     Học sinh có thể làm như sau: Các câu theo mẫu Ai làm gì? là:

Chim chóc hót ríu rít .

Chị Võ Thị Sáu hi sinh rất dũng cảm.

Đoàn thuyền xuôi ngược trên sông . …

  * Khi cho học sinh chữa bài tôi luôn lưu ý cách trình bày khoa học, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu và câu đó đảm bảo cấu trúc câu kiểu Ai làm gì? và hợp lí về ngữ nghĩa là được và lưu ý những sự vật được nhân hóa.

     Một số bài luyện tập:

Bài 1. Đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì?

Bài 2. Dùng mỗi từ sau đặt câu theo mẫu Ai thế nào?

  Hoa mai vàng, sân trường, ánh nắng, cánh đồng lúa, học sinh, nở rộ, bơi lội tung tăng, chơi cầu lông, đá bóng.

Bài 3. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? để miêu tả:

-  Một bạn học sinh.

- Những cánh diều.

- Một bác thợ mộc.

- Một con vật mà em yêu thích.

- Ông Mặt Trời.

   Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài, chữa bài khắc sâu kiến thức để các em nhớ thực hành cho tốt. Với bài 3 lưu ý học sinh ngoài yêu cầu đặt được câu theo mẫu Ai làm gì?, đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải ghi dấu chấm nhưng thêm một yêu cầu nữa phải theo đúng chủ đề yêu cầu và sự vật được nhân hóa.

  VD: Miêu tả một bạn học sinh có thể đặt câu sau:

      Bạn Ngọc Bảo lớp em đang đá bóng ngoài sân trường .

      Bạn Nam đang đọc truyện .

      Bạn Đức lớp em đang quét dọn lớp học.

 Tóm lại: Để học sinh làm tốt các bài tập trên thì giáo viên cần giúp các em nắm chắc yêu cầu của đề bài rồi nắm vững khái niệm câu kiểu Ai làm gì? Học sinh phải hiểu được bản chất của mẫu câu, nắm được cấu tạo của mẫu câu, biết vận dụng mẫu câu vào nói và viết hàng ngày. Qua đó khích lệ các em hứng thú học tập hơn.

2. Giúp HS nắm chắc hệ thống từ trong phần dạy từ:

      Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2, song song việc học các kiểu câu “Ai là gì?”, “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” học sinh được học về các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm.  Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng tìm từ cho HS                         

        - Việc HS nắm chắc ngay từ đầu về các từ loại: danh từ, động từ, tính từ thuộc các chủ điểm trong chương trình sẽ giúp các em dễ nhận ra cấu tạo mỗi bộ phận câu.

       - Khi dạy học phần từ chỉ sự vật, GV cần giúp HS nhận diện và phân biệt các đối tượng được gọi chung là sự vật. Muốn vậy, trong quá trình dạy học, GV phải giúp HS thực hành tốt các dạng bài tập xác định từ. Nhưng để thực hiện được điều đó. GV không thể làm được một cách hiệu quả trong dạy học ở tiết buổi một, mà phần lớn GV phải biết tận dụng trong các tiết tăng, bằng hệ thống bài tập thực hành có sự sắp xếp, phân hoá đối tượng phù hợp nhưng vẫn đảm bảo việc rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao.

    Ví dụ: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ sự vật:  '' chạy, múa, Lan , mực, đỏ, tím, quạt trần, quý, học, trăng, ngoan, công an, cây xoài, ….''

  - Với dạng bài tập này, GV cần yêu cầu HS:

+ Xác định được từ chỉ sự vật

+ Yêu cầu HS phân loại được vào các nhóm từ:

Từ chỉ người:

 Từ chỉ đồ vật:

 Từ chỉ loài vật:

 Từ chỉ cây cối:

Trên cơ sở cung cấp các từ loại thông qua các chủ điểm cơ bản theo hình thức trên, HS sẽ dần hình thành thói quen, hiểu, vận dụng vào thực hành và trở thành kĩ năng để học các kiểu câu sau này.

- Khi học đến phần từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm, GV cũng cần chỉ rõ:

+ Từ chỉ hoạt động gồm:  chỉ hoạt động  chân tay chỉ hoạt động  trí óc chỉ hoạt động  trong lao động, sinh hoạt, học tập

+ Từ chỉ đặc điểm gồm: chỉ  đặc điểm về hình dạng , chỉ đặc điểm về màu sắc          

, chỉ đặc điểm về tính nết…..

3. Giúp HS nắm chắc đặc điểm cấu tạo mỗi bộ phận câu:

Quá trình hình thành khái niệm câu có thể chỉ ra theo các bước sau:

Đưa ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu bản chất của khái niệm.

Khái quát hoá dấu hiệu thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm đưa thuật ngữ (học sinh nắm thao tác so sánh và tổng hợp)

Để chuẩn bị dạy khái niệm câu giáo viên cần đặt trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó đồng thời phải nắm chắc nội dung khái  niệm. Đây chính là nội dung mà giáo viên cần đưa đến cho học sinh.

Do tính chất thực hành cũng như để phù hợp với đối tượng học sinh nhỏ tuổi theo mỗi giáo viên khi dạy cần tự lập một bảng ghi rõ thứ tự các khái niệm câu được dạy để thấy được cái nhìn tổng quát và chính xác.

Như vậy, để thực hiện giảng dạy phần khái niệm câu trong một bài, giáo viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp như: trực quan, hỏi đáp, để phân tích, so sánh và giảng giải để rút ra kiến thức của bài học.

Mục đích cuối cùng của việc dạy khái niệm câu trong nhà trường là sử dụng chúng một cách có ý thức để thực hiện chính xác tư tưởng, tình cảm trong hình thức nói và viết. Vì vậy, thực hành câu nhất thiết phải được dạy một cách có định hướng, có kế hoạch thông qua hệ thống bài tập câu.

Các bài tập nhận diện, phân tích trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập giáo viên cần đặt ra những câu hỏi thích hợp đối với mỗi thành phần học sinh nhận diện ra chúng. Những bài tập xây dựng tổng hợp chủ yếu nằm ở cấp độ câu, nó được xây dựng thành nhóm:

Nhóm các bài tập theo mẫu gồm:

- Bài tập viết theo mẫu làm rõ ý nghĩa  của câu

- Trả lời câu theo mẫu có sẵn.

Nhóm các bài tập này, giáo viên đưa ra các ví dụ và làm mẫu. Ở đây ví dụ phải là mẫu đích thực và câu hỏi cần dần dần tăng độ khó.

Ví dụ: Khi dạy câu kiểu : Ai / là gì ? Trước khi vào bài dạy giáo viên cần phân tích mẫu, cho học sinh lấy ví dụ theo câu kiểu Ai /  là gì ? Sau đó mới đi vào thực hành nói và viết theo câu kiểu Ai / là gì ?

Câu kiểu Ai / là gì ? tức là giới thiệu về người, vật … nào đó.

Ví dụ:     - Lan / là học sinh lớp 2A (Ai / là gì ?)

                Ai           là gì

- Điện thoại / là phương tiện thông tin nhanh nhất (Cái gì / là gì ?)

               Cái gì                        là gì

         - Cò và Vạc / là đôi bạn thân (con gì / là gì?)

        Con gì             là gì

Sau đó giáo viên cho học sinh thực hành với bài tập sau:

Bài tập 1: Đặt câu theo mẫu dưới đây rồi ghi vào chỗ trống:

             Ai ( Cái gì, Con gì….)

                        là gì ?

Mẫu: Bạn Vân Anh

………………………………………

……………………………………….

là học sinh lớp 2A

………………………………………

……………………………………….

Bài tập 2: Ghi từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu:

             Ai ( Cái gì, Con gì….)

                        là gì ?

       Em

……………………………………….

…………………………………….

là đồ dùng học tập thân thiết của em.

    Ngoài đại diện từ chỉ sự vật trả lời cho câu hỏi Ai, còn có những từ chỉ sự vật trả lời cho câu hỏi nào? (Cái gì?, Con gì?, Cây gì?). Nhờ đó, HS sẽ dễ dàng nhận ra: bộ phận câu thứ nhất và bộ phận  thứ hai của câu sẽ là những từ thuộc từ loại nào.

- Ngoài ra, GV còn giúp HS biết mẫu câu trên là kiểu câu dùng để giới thiệu.   

* Với các kiểu câu Ai làm gì?/ Ai thế nào? GV cũng cần thực hiện qua các bước tương tự.

4. Giúp HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu câu đã học và câu mới được cung cấp

       Trên  cơ sở HS đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết từ giai đoạn học về từ loại, học về  các mẫu câu chính. Đến giai đoạn này, GV cần giúp HS so sánh các kiểu câu qua các bước:

+ Bước 1: Nhận diện mẫu câu theo mức độ nhận thức của mỗi HS (HS tự nhận diện, GV không hướng dẫn)

+ Bước 2: Kiểm tra mẫu câu sau khi HS tự nhận diện

+ Bước 3: So sánh

    Ví dụ : Mỗi câu sau thuộc kiểu câu nào?

                a. Hà học bài.

                b. Lan rất chăm chỉ, ngoan ngoãn.

 Với hai câu trên, GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:

+ Câu a, câu b thuộc mẫu câu nào?

+ Dựa vào đâu em xác định câu a thuộc mẫu câu Ai làm gì?

+ Dựa vào đâu em xác định câu b thuộc mẫu câu Ai thế nào?

+ So sánh bộ phận thứ nhất của câu  trong câu a và câu b?

+ So sánh bộ phận thứ hai của câu trong câu a và câu b? (về từ loại)

     Sau khi HS thực hiện được các yêu cầu trên, GV giúp HS nhận ra điểm giống và khác nhau  giữa 2  kiểu câu.

       Giáo viên có thể khái quát: Nêu điểm giống và khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì?,  Ai làm gì? và kiểu câu Ai thế nào?

Đặc điểm so sánh

Giống

Khác

 

 

 Cấu tạo:

Cùng có bộ phận trả lời câu hỏi Ai? ( Cái gì, Con gì….) (là những từ chỉ sự vật)

- Câu Ai làm gì? có bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? (là những từ, cụm từ hoạt động, trạng thái của sự vật được nói đến). Còn câu Ai là gì? có bộ phận trả lời câu hỏi là gì ? (là những từ, cụm từ chỉ sự vật).

- Câu Ai thế nào? có bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? (là những từ, cụm từ đặc điểm của sự vật được nói đến).

 

Tác dụng

 

Câu Ai làm gì? dùng để tả hoạt động, trạng thái của người, vật còn câu Ai là gì? dùng để giới thiệu, nhận xét.

Câu Ai thế nào? diễn tả đặc điểm của người, của vật….

      GV lưu ý HS điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách nhanh nhất.

5.  Sử dụng một số trò chơi khi dạy các bài tập về các kiểu câu:

5.  Sử dụng một số trũ chơi khi dạy các bài tập về cỏc kiểu câu:

       Trò chơi trong giờ học  tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích, say mê môn học nhưng nếu không được sử dụng thường xuyên thì thao tác của các em sẽ bỡ ngỡ, lúng túng.

          Từ nhu cầu thực tế đó, việc thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạyhọc môn Tiếng Việt nói chung, môn LT&C nói riêng là rất cần thiết.

      Trong qua trỡnh cỏc kiểu cõu cho HS lớp 2, GV cú thể vận dụng một số trũ chơi sau:

5.1. Trũ chơi:  THI ĐẶT CÂU THEO MẪU

A. Mục đích:

- Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu. có sự tương hợp về nghĩa giữa bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai.

- Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ  phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? trong sách giáo khoa TV2

C. Cách tiến hành :

- Những người chơi chia thành từng cặp (2 người) hoặc thành 2 nhóm (A; B) Người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu.

       (VD: Học sinh) ; người thứ 2 (hoặc học sinh  ở nhóm thứ 2) nêu vế thứ hai(VD: Là người đi học). Sau đó 2 người (hoặc 2 nhóm) đổi lượt cho nhau. Người nào (hoặc nhóm nào) không nêu được sẽ bị trừ điểm. Hết giờ chơi, ai hoặc nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.

        * Chú ý: Các kiểu mẫu câu khác (Ai làm gì?   Ai thế nào?…) có thể tiến hành tương tự.

5.2. Trò chơi:  AI ĐÚNG, AI SAI.

A. Mục đích :

- Rèn kĩ năng dùng từ đúng, nhận biết được kết hợp từ (từ chỉ người, chỉ sự vật với từ chỉ hoạt động…) phục vụ cho kiểu câu: Ai làm gì?

- Luyện phản ứng nhanh, nhạy, tập vận động.

B. Chuẩn bị :

- Chuẩn bị một số kết hợp từ (từ chỉ người, sự vật với từ chỉ hoạt động hoặc cụm từ có từ chỉ hoạt động…) VD: Chim bay, người chạy, chim hót, gà gáy, trâu cày ruộng, bác thợ rèn quai búa, học sinh đọc sách…trong đó có cả những kết hợp từ sai. VD: Bò bay, người hót, vịt gáy…

C. Cách tiến hành :

- Học sinh chia làm 2 nhóm (A; B) đứng trong lớp hoặc ở sân chơi theo từng cặp (1 người nhóm A, 1 người nhóm B). Người ở mỗi nhóm thay nhau "xướng" trò.

VD: Người nhóm A hô 1 kết hợp từ; người cùng cặp ở nhóm B sẽ thực hiện hành động mô phỏng hoặc đứng im, nếu làm đúng thì vẫn được đứng ở hàng, nếu làm sai sẽ phải nhẩy lò cò một vòng và ra khỏi hàng.

Tiếp tục chơi cặp thứ 2, người ở nhóm B sẽ "xướng" (hô lên một kết hợp từ), người cùng cặp ở nhóm A "hoạ" (thực hiện 1 hành động mô tả động tác tương ứng)

Kết thúc, nhóm nào có ít người bị đứng ra khỏi hàng hơn sẽ thắng.

5.3. Trò chơi:  ĐẶT CÂU THEO TRANH

A. Mục đích:

- Luyện cho học sinh biết dựa vào ý mà các bức tranh gợi ra, đặt được câu đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh.

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn.

B. Chuẩn bị :

- Tranh vẽ dùng để đặt câu theo tranh đã được phóng to (theo sách giáo khoa TV 2).

- Các băng giấy, hồ dán để đính băng giấy lên bảng; bút dạ để viết câu lên băng giấy.

- Tên các nhóm chơi ghi sẵn lên bảng lớp (khoảng 3; 4 nhóm chơi mỗi nhóm 3; 4 người)

  C. Cách tiến hành :

1. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 hoặc 5 băng giấy để viết câu (hoặc yêu cầu viết lên bảng lớp) và hướng dẫn cách chơi.

- Treo bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát.

       - Mỗi nhóm chơi nhanh chóng suy nghĩ để đặt câu (có thể viết câu kể hoặc câu hỏi) và viết câu của mình lên băng giấy rồi dán lên bảng lớp đúng cột ghi tên nhóm mình (nếu không có giấy, mỗi nhóm viết các câu lên bảng lớp).

2. Hết thời gian chơi (khoảng 5 – 7 phút) giáo viên  cùng các nhóm đánh giá, rà soát từng câu trên bảng. Nhóm nào có số lượng câu đặt đúng ngữ pháp, đúng nội dung, tranh nhiều nhất sẽ đựoc thắng cuộc.

VD:  Trò chơi có thể áp dụng cho các bài tập 3; Tiết LTVC tuần 1 (TV2 tập 1- trang9)

-Bài tập 3 – tiết LTVC tuần 30 TV2 tập 2 T104

5.4. Trò chơi: THI ĐẶT CÂU VỚI TỪ CHO TRƯỚC:

A.Mục đích:

- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp.

- Luyện phản ứng nhạy, tác phong nhanh nhẹn.

B. Chuẩn bị :

- Các từ cần dùng để đặt câu thuộc các chủ đề đã học (theo yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa TV2…)

- Số học sinh tham gia không hạn chế.

C. Cách thực hiện:

Giáo viên nêu ra một từ cần đặt câu và chỉ định 1 học sinh bất kỳ đứng lên đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng, giáo viên sẽ đưa ra 1 số từ khác để học sinh đó chỉ định người tiếp theo đặt câu sai sẽ phải nhảy tại chỗ 5 lần. Giáo viên sẽ chỉ người kế tiếp.

   Tóm lại: Dạy các bài về các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 gồm các dạng: nhận diện kiểu câu, xác định các bộ phận trong câu, đặt câu hỏi cho bộ phận câu, đặt câu theo mẫu.. Tuỳ từng dạng  bài mà giáo viên vận dụng từng cách khác nhau để dạy sao cho học sinh hiểu bài và làm đúng bài tập đạt kết quả cao. Để củng cố các kiểu câu cho HS, GV thường xuyên khuyến khích hS sử dụng các kiểu đó trong học tập, giáo tiếp. Thực hiện việc tích hợp việc dạy các kiểu câu đó trong phân môn LT&C với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt như Tập đọc,  Tập làm văn…

Trong quá trình tổ chức cho HS làm việc, giáo viên cần linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn, máy móc biết tùy theo đặc điểm của HS, tùy theo nội dung bài, tùy theo điều kiện bàn ghế, phòng học và vận dụng các hình thức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động theo đơn vị lớp,  tổ chức HS dưới nhiều hình thức khác nhau nh­ư tổ chức dưới các hình thức thi, tổ chức trò chơi.. phong phú, hiệu quả.

 

 

 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
Địa chỉ: Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương, Điện thoại/Fax: 02203.746.053
Quản trị: Nguyễn Văn Khánh - Tổ nghiệp vụ CNTT THCS, Điện thoại: 0982.076.086
Đăng nhập